Tin, ảnh của tác giả Đ.Lê miêu tả: "Từ mũ bảo hiểm, trang phục đến phương tiện giao thông của nhà sư đều một màu vàng rực rỡ và nhiều hình ảnh Đức Phật, gây ngạc nhiên thú vị cho nhiều người (ảnh).
Cụ thể, thông tin đưa rằng: "Trưa 16-3, nhiều người tham gia giao thông trên một số tuyến đường ở quận Thủ Đức - TPHCM đã dùng điện thoại di động quay phim, chụp ảnh một vị sư tuy tuổi đã già nhưng rất thời trang với chiếc xe tay ga màu vàng, dán nhiều decan hoa sen. Ấn tượng nhất là chiếc nón bảo hiểm “không đụng hàng”, trên đỉnh có tượng Đức Phật Di Lặc.
Cũng theo tin trên thì "nhà sư" này cho biết đang tu tại một ngôi chùa trên địa bàn quận 9 - TP.HCM.
"Vị sư già với thời trang gây thú vị cho nhiều người đi đường"
- Ảnh và chú thích của Người Lao Động online
Chúng tôi chắc chắn rằng một tu sĩ Phật giáo sẽ không bao giờ ăn mặc và đi xe kiểu như thế này. Thế nhưng, phóng viên (hay cộng tác viên) báo Người Lao Động không biết hay chủ quan nghĩ rằng tu sĩ Phật giáo có thể "diện" thời trang (!?) như thế này để đi ngoài đường mà lại đưa tin (theo nội dung thì miêu tả đây là tu sĩ Phật giáo thật). Với nội dung như vậy thiết nghĩ sẽ gây hiểu lầm về hình ảnh tu sĩ Phật giáo là có thể ăn mặc dị hợm như vậy khi đi ra đường!
Bên cạnh đó, ngay cả dòng chú thích ảnh "Vị sư già với thời trang gây thú vị cho nhiều người đi đường" (ảnh dưới) của Người Lao Động cũng một lần nữa khẳng định đó là một trong những "thời trang" của nhà Phật. Thực tế, tu sĩ Phật giáo đã chọn con đường xuất thế, bỏ tất cả để học - tu đạo giải thoát, gia tài quý nhất là ba y một bát thì làm gì có "thời trang" như Người Lao Động nêu?
TT.Thích Nhựt Phát (Phó đại diện Phật giáo Q.9, TP.HCM) sau khi nghe PV Giác Ngộ online trình bày đã xác minh đó không phải là hình ảnh tu sĩ thật và quận 9 không có "tu sĩ" nào kỳ như vậy! TT.Thích Nhựt Phát còn cho biết: "Đối với tu sĩ Phật giáo khi ra đường thì luôn mặt áo tràng dài chứ không phải mặc áo củn cởn như hình trên".
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét