KHÁI QUÁT VỀ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ: - Gia Đình Phật Tử là một tổ chức Thanh-Thiếu-Nhi, một đơn vị trong Giáo hội do Hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ấn định.
- Mục đích đào tạo Thanh-Thiếu-Đồng Niên trở thành những Phật tử chân chánh để phục vụ Chánh pháp và Giáo hội. Vì vậy tại mỗi địa phương, Khuôn hội cá thể thành lập một hay nhiều khu vực. Tuy nhiên không phải là vấn đề lập ra để phục vụ riêng cho đơn vị ấy, sự thành lập phải thực hiện đúng với Nội quy đã định.
- Mỗi gia đình có 2 ngành nam nữ, ngoài trừ trường hợp gia đình có dưới 4 Đoàn (tối thiểu là 2 Đoàn và tối đa là 6 Đoàn).
TỔ CHỨC MỘT GIA ĐÌNH:
- Thể thức tổ chức:
Khuôn Giáo hội muốn thành lập Gia Đình Phật Tử phải có tối thiểu 2 Huynh Trưởng để điều khiển các Đoàn sắp thành lập.
Những Huynh trưởng này phải là người đã dự qua các lớp huấn luyện căn bản cần thiết, đã được Ban Hướng Dẫn Miền công nhận đủ khả năng tổ chức và điều khiển. (nếu Chi, Khuôn có Huynh trưởng cấp Tập hay cấp cao hơn càng tốt.)
- Thành lập tạm thời:
Ban Hướng Dẫn Miền nhận được đơn xin thành lập của địa phương, xét các địa phương ấy đã có đủ điều kiện, Ban Hướng Dẫn Miền cấp một giấy chứng nhận cho Ban Huynh Trưởng này được phép thành lập tạm thời.
Trong thời gian này Đoàn sinh chỉ được mặc Đoàn phục (Y phục Gia Đình Phật Tử), không được tổ chức lễ trao cấp hiệu, phát nguyện.
- Thành lập chính thức:
Sau thời gian hoạt động của Gia đình tạm thời, Ban Hướng Dẫn Miền theo dõi nhận xét và kiểm soát, nếu thấy đơn vị này hoạt động đúng đắn, có quy củ, cùng đề nghị của Ủy viên Tổ kiểm với ý kiến không trở ngại. Ban Hướng Dẫn sẽ ban hành quyết định chính thức công nhận. (có quyết định mới được xem là đơn vị chính thức.)
- Tổ chức Đoàn sinh:
a.- Điều kiện gia nhập Gia Đình Phật Tử: Muốn gia nhập Gia Đình Phật Tử phải có đơn xin gia nhập:
* trên 18 tuổi phải có 2 đoàn sinh cũ giới thiệu.
* dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của phụ huynh hay người đỡ đầu bằng cách ký tên vào đơn xin gia nhập.
b.- Số tuổi:
* Nam, nữ oanh vũ: từ 7 đến 12 tuổi.
* Thiếu niên nam, nữ : từ 13 đến 17 tuổi.
* Thanh niên nam, nữ: từ 18 tuổi trở lên (nam, nữ phật tử).
Tất cả đơn xin gia nhập đều do Bác Gia trưởng thâu nhận và giao lại cho Liên Đoàn trưởng. Số đoàn sinh này sẽ phân phối (theo hạn tuổi) cho mỗi Đoàn trong gia đình.
Đoàn trưởng nhận đoàn sinh mới gia nhập chia vào các Đội, Chúng, Đàn.
Muốn Đoàn vững, điều căn bản phải đào tạo Đội, Chúng. Đoàn trưởng trước khi lập Đoàn (cho dự trại huấn luyện Đội, Chúng, Đầu thứ Đàn).
HỆ THỐNG TỔ CHỨC MỘT GIA ĐÌNH PHẬT TỬ:
1.- Hệ Thống Tổ Chức
Lãnh đạo một Gia Đình Phật Tử có một Ban Huynh trưởng đứng đầu là một Gia trưởng.
Gia trưởng là người có uy tín trong Giáo hội, am hiểu về Gia Đình Phật Tử, do Ban Huynh Trưởng mời với sự nhất trí của Ban Đại Diện Giáo hội địa phương và sự đồng ý của Ban Hướng Dẫn Miền. (Gia trưởng có thể là một Huynh Trưởng 30 tuổi trở lên, có uy tín với Giáo hội).
Mỗi Gia đình có một Liên Đoàn Trưởng. Gia đình có nhiều Đoàn.
- Đoàn Nam gồm có: Đoàn Thanh nam, Đoàn Thiếu nam, Đoàn Oanh vũ nam.
- Đoàn Nữ gồm có: Đoàn Thanh nữ, Đoàn Thiếu nữ, Đoàn Oanh vũ nữ.
Mỗi đoàn có một Đoàn trưởng và 2 đoàn phó điều khiển, chăm lo giáo dục các em đoàn sinh.
Mỗi đoàn thiếu nam – thiếu nữ gồm có 2 đến 4 đội (nam) hoặc chúng (nữ).
Mỗi đoàn nam, nữ oanh vũ gồm có 2 đến 4 đàn.
Mỗi đội, chúng có một đội, chúng trưởng và 4 đến 7 đội chúng sinh.
Mỗi đàn có một đầu đàn, một thứ đản và có 3 đến 4 đàn sinh.
2.- Thành phần Ban Huynh Trưởng:
Với hệ thống tổ chức nêu trên, thành phần Ban Huynh trưởng của một gia đình gồm có:
- 1 Gia trưởng
- 1 Liên Đoàn Trưởng
- 1 Thư ký
- 1 Thủ quỹ
- Các Đoàn Trưởng, Đoàn Phó
(Đội, chúng, Đàn trưởng không thuộc thành phần Ban Huynh trưởng).
3.- Ban Bảo Trợ:
Bên cạnh Ban Huynh Trưởng còn có môt Ban Bảo trợ để bảo trợ cho gia đình về tinh thần cũng như về vật chất.
Gồm những vị trong hoặc ngoài Giáo hội có cảm tình với Gia Đình Phật Tử.
4. Văn Phòng – Đoàn Quán:
Đoàn quán của gia đình là nơi trụ sở để hội họp, liên lạc và chỗ cất giữ hồ sơ của giađình.
Tổ chức Gia Đình Phật Tử khác hẳn với các đoàn thể ngoài đời, nơi đây ta có sẵn chỗ họp là giảng đường hoặc đoàn quán hay nhà khách của giáo hội địa phương
Nếu là một đoàn quán rộng rãi, chia góc cho Đoàn, Đội, Chúng, Đàn; nếu không thì để chung, cần nhất là gia đình nên có một tủ đựng sách, hồ sơ và một ít bàn ghế để làm việc hội họp. Nếu chúng ta không có Đoàn quán, nơi lưu giữ hồ sơ nên lớp trước cũng không biết lưu lại cái gì cho lớp sau, hoặc đã có tạo ra được sổ sách, khí mảnh gì thì cùng chia nhau mỗi HT giữ một cái cho đến khi hư nát không ai kiểm soát, bảo trì, có người cất làm của riêng, có người ra đi không kịp bàn giao lại. Lớp sau đến lại tạo lập, rồi không nơi lưu trữ lại bị thất lạc. Mãi mãi gia đình chẳng có một cái gì còn lưu lại cả.
LIÊN HỆ NGÀNH DỌC – NGÀNH NGANG
- Liên hệ ngành dọc: Ban Hướng dẫn Miền qua Đại diện Ban Hướng dẫn tại địa phương.
- Liên hệ ngành ngang: Ban đại diện Giáo hội sở tại.
trang nhà kien 15
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét