Là những người tương đối mới đến Hàn Quốc và những sinh viên Phật tử Việt Nam, chúng tôi đã tình cờ đi đến sự so sánh giữa Phật Giáo Hàn Quốc và Việt Nam. Thật không may mắn thay, chúng tôi đã khám phá ra Phật Giáo ở Hàn Quốc đã đến hồi suy sụp bởi sự phân chia nội bộ, một mặt chịu sự tấn công từ những người cực đoan theo Cơ đốc giáo, và mặt khác ở trong thế nguy bị làm lu mờ dẫn bởi những nhà hoạt động Cơ đốc giáo, cùng với những ngôi chùa dường như vắng vẻ, những tăng ni thì miễn cưỡng nói chuyện với người phương Tây, cùng với sự có mặt tương đối những ngôi chùa Phật giáo ở khu vực thành thị. Những điều kiện này đã dẫn chúng tôi đi đến kết luận rằng Phật giáo ở Hàn Quốc đến thời suy sụp nghiêm trọng. Trong nhiều phương diện, Phật giáo Hàn Quốc dường như bị chôn vùi và ra khỏi tầm nhìn của những nhà quan sát. Ngược lại, Phật giáo Việt Nam xuất hiện sinh động và đầy sức sống với nhiều chùa ở các thành phố lớn, với giới tăng sĩ năng động, tận tụy, và những sự ủng hộ phổ biến. Hơn nữa, trong thời gian viếng thăm thành phố HCM gần đây, chúng tôi đã chú ý đến những dự án xây dựng lớn một số địa điểm Phật giáo. Thật thích thú chúng tôi đã tìm gặp những vị sư vừa cởi mở vừa sẵn sàng nói chuyện với chúng tôi về Phật giáo và vai trò của nó ở Việt Nam ngay cả việc Phật giáo đã chịu sự đàn áp lớn lao bởi chính quyền Đảng Cộng Sản.
Một trong những ngạc nhiên đầu tiên của chúng tôi là tỷ lệ lớn những người theo Cơ đốc giáo ở Hàn Quốc so với Viêt Nam. Con số phần trăm cao những người theo Cơ đốc giáo chủ yếu là do bởi bản chất khác nhau của việc trải qua chế độ thuộc địa ở mỗi khu vực. Xét rằng ở Việt Nam Cơ đốc giáo hoạt động như là một tổ chức của Chủ nghĩa thực dân Pháp được tận dụng bởi kẻ độc tài Ngô Đình Diệm để thiết lập quyền lãnh đạo đối v?i những Phật tử Việt Nam, Hàn Quốc bị thuộc địa không phải bởi thế lực phương Tây mà là Nhật. Do vậy, những nhà truyền đạo Cơ đốc giáo đã phục vụ như là một lực lượng giải phóng trong việc giúp đỡ những người theo Chủ nghĩa quốc gia chống sự tàn bạo cực kỳ của chủ nghĩa đế quốc Nhật. Thật ra, những nhà truyền đạo Cơ đốc giáo thường ủng hộ cuộc vận động cách mạng trong khi cũng thiết lập trường học và bệnh viện để rồi sau đó trở thành những hạt giống của những hội từ thiện hiện đại ngày nay. Do vậy, Cơ đốc giáo cố xoay xở để trở tránh danh hiệu gán cho là người theo Chủ nghỉa đế quốc được phản ánh rằng 24.1% người Hàn Quốc theo Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, Phật giáo vẫn quyết định là nhóm tôn giáo lớn nhất ở Hàn Quốc với 24,4% tín đồ. 50.1% người Hàn Quốc tự cho là không theo một tôn giáo nào cả điều này có lẽ là sự thể hiện của những người chủ trương phi tôn giáo đang phát triển ở xã hội Hàn Quốc và những thay đổi khó có thể tin nỗi đã xảy ra trong 25 năm qua và nay đã trở thành một xã hội công nghiệp hiện đại.
Đáng ngại hơn, một học giả nghiên cứu Phật giáo đã kể chi tiết nhiều cuộc tấn công bởi những nhà hoạt động Cơ đốc giáo vào chùa chiền Phật giáo trong những năm gần đây. Hơn thế nữa, Cơ đốc giáo dường như là tôn giáo của tầng lớp bóp chu trong xã hội, và hai kỳ Tổng thống gần đây nhất cũng là người theo Cơ đốc giáo. Số lượng Cơ đốc giáo vượt trội cũng được phản ảnh trong việc nỗ lực để cải thiện nỗi đau của con người chính là một phần quan trọng của hệ tư tưởng phật giáo. Ở Việt Nam, một tổ chức Phật giáo thực hiện công việc từ thiện và chính phủ thường tập trung quỹ thông qua chùa Phật giáo chính thức để giảm bớt nỗi khổ của người dân. Mặt khác ở Hàn Quốc, công việc từ thiện được thực hiện chủ yếu bởi Cơ đốc giáo mặc dầu mỗi một chùa đều có những nỗ lực đóng góp riêng.
Ở Việt Nam, 80% đến 90% ủng hộ đạo Phật trong một hình thức nào đó người xem Phật giáo là một phần thiết yếu của mình. Thêm vào đó, lòng can đảm và sự tận tụy của những tăng ni phật tử đã tạo ra những điều kiện nơi mà nhiều người Việt Nam xem những nhà sư Phật giáo như là những người dẫn dắt đạo đức của quốc gia. Do vậy, Phật giáo có thể duy trì sức mạnh của nó ở Việt Nam mặc dù lúc nào cũng gặp khó khăn và trở ngại.
Việc thờ cùng tổ tiên là một phương diện quan trọng ở xã hội Hàn Quốc nhưng cũng bị giảm bớt bởi ưu thế của những người theo Cơ đốc giáo. Nhiều người Hàn Quốc tin vào việc thờ cúng tổ tiên nhưng không có bàn thờ ở gia đình bởi sự ảnh hưởng của Cơ đốc giáo. Ngược lại ở Việt Nam, mỗi nhà đều có một bàn thờ ở trung tâm với những bức ảnh của tổ tiên những người được sự đề cao về sự khôn ngoan của mình và sự phẫn nộ mà cò thể ập xuống bất kỳ gia đình nào quên đi sự kính trọng đích thực đối với tổ tiên. Hơn thế nữa, bởi việc thờ cúng tổ tiên con người đã nối liền với quá khứ và chú tâm đến tầm quan trọng của truyền thống gia đình. Đồng thời, nền văn hóa nào mà tôn trọng tổ tiên nó thì tự nhiên đặt gia đình làm trung tâm của xã hội và chứng tỏ sự tôn kính sâu sắc đối với người lớn kể từ khi họ nói về sự khôn ngoan của kinh nghiệm và lịch sử. Nhiều người Hàn Quốc chê bai đến sự suy sụp giá trị gia đình và sự thiếu tôn trọng đối với người lớn đã xảy ra trong những năm gần đây. Thường họ đổ lỗi cho những biến chuyển bất ngờ cùng sự phát triển kinh tế ở Hàn Quốc nhưng nó đang xảy ra vì sự suy tàn trong việc thờ cúng tổ tiên.
Như Việt Nam, Hàn Quốc là một xã hội cổ xưa trở lại khoảng 4000 năm trước. Ảnh hưởng tôn giáo đầu tiên là đạo Shaman, một hình thức của chủ nghĩa vật linh tương tự như tôn giáo của dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Phật giáo đến Hàn Quốc năm 372 chủ yếu từ Trung Quốc và lúc đó được thiết lập ở vương quốc Koguryo. Năm 384, được truyền vào Paekche và sau đó đến Shilla vào thế kỷ thứ 5. Phật giáo lập tức phát triển mạnh ở Shilla, trở thành tôn giáo của chế độ quân chủ và giới quý tộc. Trước thế kỷ 7, Phật giáo đã đáp ứng như là một tôn giáo nổi bật ở Hàn Quốc và là một sức mạnh cho phép triều đình thống nhất đất nước. Phật giáo đã có ảnh hưởng đáng phê bình vào nền văn hóa Hàn Quốc cả về lĩnh vực phát triển triết học và ngôn ngữ. Trong những năm đầu, Phật giáo ở Hàn Quốc, nhiều nhà sư đã đi qua lại giữa Hàn Quốc và Trung Quốc do vậy dễ dàng trao đổi văn hóa và giới thiệu nền văn hóa Trung Quốc vào Hàn Quốc. Người Hàn Quốc sau đó thiết lập Phật giáo ở Nhật Bản.
Như ở Việt Nam, những Phật tử Hàn Quốc hướng đến việc đánh giá ngang bằng tài sản của quốc gia với sung mãn của Phật giáo, và do vậy các nhà sư đã lao động một cách cần mẫn để làm lợi cho quốc gia và phục vụ như những người bảo vệ quốc gia. Ở một vài địa phương nhiều ngôi chùa thậm chí đã tạo ra quân đội các nhà sư đảm nhiệm việc bảo vệ quốc gia. Cuối cùng Phật giáo đã trở thành tôn giáo chính của quốc gia mặc dầu nó vẫn còn sự pha trộn những tín ngưỡng đạo Phật, đạo Cao đài , và đạo Shaman. Của cải và quyền lực, gồm cả việc miễn thuế, đã dẫn dắt các Hoàng đế sau này đàn áp tôn giáo những người muốn làm tăng ảnh hưởng quyền lực đang phát triển của mình vào đất nước được tiếp tay bởi những người theo đạo Khổng hiện đại.
Trong hình thức tương tự, giới tu sĩ Phật giáo đã đánh giá ngang bằng sự sống còn của đạo Phật với vận mệnh quốc gia. Những tăng ni Phật tử đã dẫn dắt nhiều cuộc chiến đấu truyền thống chống ngoại xâm. Nhiều ngôi chùa phục vụ như việc cung cấp kho hàng hóa và là trung tâm của sự kháng cự trong suốt cuộc đấu tranh dài chống Pháp, và những vị tu sĩ Việt Nam đã đảm nhiệm một vai trò lịch sử năng động trong công việc chính trị, đặc biệt trong chiến dịch dài đánh đuổi Trung Quốc. Thật vây, đỉnh cao của lịch sử Việt Nam là kỷ nguyên đồng thời xảy ra cùng với giai đoạn lớn nhất của sự ảnh hưởng đạo Phật.
Phật giáo đến Việt Nam trong phần đầu của kỷ nguyên Cơ đốc giáo qua con đường Trung Quốc và Ấn Độ. Phật giáo Việt Nam bị ảnh hưởng nặng bởi Trung Quốc, hấp thụ những yếu tố đạo Cao đài, đạo Khổng và việc thờ cúng tổ tiên cùng với việc thờ cúng các vị thần địa phương. Điều nhấn mạnh ở đây là miền Bắc và miền Trung đều bắt nguồn chủ yếu từ Phật giáo đại thừa phổ biến ở Srilanka, Thái Lan, Lào, Burma, và Campuchia, và hiện nay đã đi vào miền Nam Việt Nam trước khi bắt đầu của kỷ nguyên Cơ đốc giáo.
Không như sự thể hiện đa dạng của Phật giáo Việt Nam, Phật Giáo Hàn Quốc luôn tập trung vào phái đại thừa và nhiều thế kỷ này đã tách ra thành 2 phái chính: Chogye và Taego cùng với một phái nhỏ, Chontae. Phái Chogye gần đây đã gặp rắc rối bởi sự phân chia nội bộ khắc nghiệt điều này đã chảy tràn vào tầm nhìn quần chúng và xa hơn nửa đã làm giảm đi giá trị hình tượng đạo Phật ở đất nước này. Taego được thiết lập bởi người Nhật và cho phép các nhà sư lấy vợ. Tuy nhiên, ở Việt Nam 7 nhóm Phật giáo chính tồn tại: Viện Hóa Đạo (VHD); Phật giáo Trung Quốc; Phật giáo Việt Nam; Phật giáo Khờme; Phật giáo Hinayana; Hòa Hảo; và không tôn giáo. Điều cuối cùng, ở Hàn Quốc hiếm có những ngôi chùa ở thành thị và xa hơn nữa có cảm giác thừa nhận sự suy tàn nghiêm trọng. Hầu hết các ngôi chùa đều ở miền quê vì Phật giáo đã bị đuổi ra khỏi thành phố trong thời kỳ sự đàn áp của đạo Khổng hiện đại ở triều đại nhà Lý. Tuy nhiên, trên núi có rất nhiều chùa kể từ khi các nhà sư sớm sử dụng tín ngưỡng đạo Shaman và tín ngưỡng vật linh trong các vị thần núi để kết hợp tôn giáo địa phương và áp dụng chúng vào đền thờ các thần Phật giáo như những vị Bồ đề đạt ma. Nhiều ngôi chùa ở thôn quê trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời với những rặng tre, bụi hồng, và những đám hoa dại. Thật vậy, ở thôn quê Phật giáo Hàn Quốc cho phép các ngôi chùa đạt đến sự hài hòa đáng yêu và sự cân bằng với thiên nhiên xung quanh. Phần lớn các Phật tử thăm chùa vào những ngày lễ lớn âm lịch trong lúc những ngôi chùa được các ni coi giữ suốt mùa hè vì các tăng ni lên núi để tu học.
Trong khi ở Việt Nam Phật giáo ngày càng thịnh vượng và phát triển, thì ở Hàn Quốc Phật giáo dường như yếu thế đi vì sự ảnh hưởng của Cơ đốc và chủ nghĩa thế tục đang phát triển cùng với sự phát triển rực rỡ nền kinh tế Hàn Quốc từ những năm 1960. Trong lúc chúng ta gặp một vài cá nhân tăng ni Phật tử họ sẵn sàng miêu tả đến sự ảnh hưởng của đạo Phật vào đời sống của họ, hầu như tránh xa việc giao tiếp với người ngoài. Mặc dầu sự tồn tại lịch sử tương tự lớn giữa Phật giáo Hàn Quốc và Việt Nam, người Hàn Quốc đã không nhìn nhận Phật giáo như là nhu cầu tinh thần của họ mặc dầu Phật giáo nắm giữ mấu chốt đối với việc gây phiền hà cho xã hội nay đã sa vào hố sâu của cuộc khủng hoảng kinh tế. Đối với nhiều người Hàn Quốc Phật giáo đại diện cho những giá trị truyền thống và thôn dã, trong khi đối với nhiều người Việt Nam Phật giáo đại diện cho sự tự do và tinh thần của họ.
Robert Tomiller& Long Kim Hàn quốc, ngày 28/06/1999
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét