Ngày 03/03/2012 nhằm ngày 11/02/Nhâm Thìn. Mới 2 giờ sáng, không thể ngủ thêm được nữa, lo lắng vì sợ trễ xe. Tôi vội vàng thức dậy, nhá Phone báo thức một số thành viên trong đoàn và chuẩn bị hành trang đến điểm hẹn
Đơn vị tôi đến điểm hẹn đúng 3 giờ sáng – xe còn phải chạy vòng quanh khắp các ngã đường thị xã Lagi và huyện Hàm Tân để đón từng nhóm thành viên. 20 phút sau xe đến đón chúng tôi, trên xe đông đủ mọi khuôn mặt thân thương – chúng tôi tay bắt mặt mừng – rộn rã vui như ngày hội. Sau khi đón thêm 3 chị của đơn vị Khánh Định, xe vun vút hướng theo đường Tánh Linh tiến về Đà Lạt. giữa đêm tối mịt mùng, con đường vắng tênh, chỉ có ánh đèn xe sáng quắc soi rọi hướng đi. Chị em chúng tôi thầm niệm hồng danh Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, mong ngài gia hộ cho chuyến hành hương về trại trường của ngành Nữ GĐPT tỉnh Bình Thuận được thập phần viên mãn
6 giờ, trời đã sáng rỡ, xe chúng tôi bước vào địa giới Lâm Đồng, khi hậu thay đổi đột ngột, chúng tôi vội vã nhắc nhau mặc thêm áo ấm – choàng khăn – mang tất. Buổi ăn sáng được thực hiện ngay trên xe, đạm bạc với bánh mì – chã chay hòa với muối tiêu một cách ngon lành
8 giờ, xe chúng tôi bắt gặp xe của đoàn Đức Linh tại thác Pren, ai nấy hân hoan gọi nhau ơi ới! được dừng chân, chị em ùa ra mua hàng lưu niệm. 15 phút sau, cả đoàn xe ngành Nữ Bình Thuận nao nức tiến về đất trại xưa, ai nấy đều bồi hồi – xúc động, chỉ còn vài phút nữa thôi, là sẽ tận mắt chứng kiến Đài Lục hòa – biểu tượng thiêng liêng của trại trường GĐPTVN, một vùng đất thánh mà từ lâu chúng tôi hằng ao ước được trở về
9 giờ 20 phút, xe dừng lại bến đổ khu du lich Hồ Than Thở. Thực hiện kế hoạch của chị Trưởng đoàn, mỗi nhóm lấy vé vào cổng cách nhau 10 phút, đề phòng bị chú ý – gân cản trở.
Đến lượt tôi vào mua vé cho đoàn Hàm Tân – Lagi, tôi thầm lặng quan sát chung quanh, nhưng không thấy có biểu hiện gì lạ. Đến gần phòng vé, tôi bắt gặp 2 chi Huynh trưởng của Hàm Tân – mặc áo dài lam đón tôi trước cổng. 2 chị này vì sợ say xe nên đã đi bằng xe máy lên Đà Lạt từ chiều hôm trước.
10 giờ, 77 thành viên ngành Nữ Bình Thuận chúng tôi thay trại phục – mặc đồng phục áo dài lam, vân tập đầy đủ trước Đài Lục Hòa, đứng lặng trước tượng đài Đức mẹ Quán Thế Âm – tôi thầm nghĩ: Đây là tổ ấm muôn đời của gia đình áo lam chúng tôi, tại sao sao chúng tôi không được chính thức trở về lại mái nhà xưa, nơi ghi nhận chứng tích – dấu án đậm đà lịch sử GĐPTVN? Chúng tôi xúc động – tay run run vuốt ve tượng đài để cảm nhận sự truyền trao mãnh liệt của tổ chức. Chúng tôi thư thả vòng quanh tượng đài, từng khung chữ ánh lên, chúng tôi reo vang: Bình Tuy! Bình Tuy đây rồi!… Đây là địa danh của tỉnh chúng tôi trước khi được sáp nhập thành tỉnh Bình Thuận bây giờ.
Theo sự hướng dẫn của chị Trưởng đoàn, chúng tôi hàng ngũ chỉnh tề theo từng đơn vị huyện – thị. Trên bậc cao của lễ đài, chị Trưởng đoàn quì trước hương án, 3 chị đại diện 3 huyện – thị quì sau niệm hương. Trong không gian tĩnh lặng bao la, tiếng thông reo rì rào nhè nhẹ, tôi cảm nhận giây phút thiêng liêng, tôi thầm gọi: Mẹ ơi! Chúng con đã về! Ở trên cao, Đức Quán Thế Âm dịu dàng nhìn chị em chúng tôi, chứng kiến giây phút lịch sử trọng đại này. Chúng tôi bày ra chuông – mõ, một khóa lễ của GĐPT được cử hành thật trang nghiêm, đại diện Hàm Tân – Lagi thủ chuông – mõ, Đức Linh đọc 5 điều luật GĐPT.
Dưới chân Đài Lục Hòa thiêng liêng, lời ca Trầm hương đốt và Sen trắng trầm hùng vang lên – lan tỏa cả trại trường rộng lớn, làm cho khách du lich hiếu kỳ dừng lại kính trọng.
Sau khóa lễ Phật, chị trưởng xúc động kể cho chúng tôi nghe về lịch sử của trại trường. Trại được đặt viên đá đầu tiên vào ngày 19/01/1969, khánh thành vào ngày 25/12/1973, có diện tích rộng trên 17 Ha (Mẫu), do sự đóng góp của các tỉnh – thành trên khắp cả nước xây dựng lên. Bây giờ chỉ còn lại Đài Lục Hòa. Chúng tôi ngậm ngùi mơ tưởng, rồi một ngày nào đó không xa, Trại họp bạn toàn quốc sẽ được hoành tráng diễn ra, những lều trại của GĐPT các tỉnh – thành lại được dựng lên hàng hàng lớp lớp ngay trên đất trại trường này…
Sau câu chuyện dưới cờ, chúng tôi tỏa ra quan sát quanh Đài Lục hòa, trên 6 mặt của Đài Lục Hòa có khắc 6 pháp Hòa kính:
“Thân hòa đồng trú
“Khẩu hòa vô tránh
“Kiến hòa đồng giải
“Ý hòa đồng duyệt
“Giới hòa đồng tu
“Lợi hòa đồng quân”
Những dòng chứ này được khắc sâu vào đá, được Ban quản lý Hồ Than Thở sơn lại màu đỏ cùng màu với tên các tỉnh – thành. Phía dưới tượng Đức Quán Thế Âm là dòng chữ:
“Trại trường GĐPTVN
“Đài Lục Hòa
“Ngày đặt đá: 19/01/1969
“Ngày khánh thành: 25/12/1973”
Chúng tôi lần theo chân đài Lục Hòa để tìm thêm các tỉnh, theo thứ tự từ trái sang phải: Vũng Tàu – Long Khánh – Khánh… – Phú bổn – Phước Tuy – Bình Dương – Long An – Châu Đốc – Biên Hòa – An Xuyên – Gia Định – Ba Xuyên – Kiên Giang – Tuyên Đức – An Giang – Chương Thiện – Thủ Đô Sài Gòn – Bạc Liêu – Đắc Lắc – Phong Dinh – Pleiku – Kiến Tường – Kon Tum – Vĩnh Bình – Kiến Phong – Phú Yên – Kiến Hòa – Bình Định – Thừa Thiên – Định Tường – Quảng Ngãi – Bình Tuy – Quảng Tín – Đà Nẵng – Vĩnh Nghiêm – Phước Long – Quảng Trị. Tôi đếm có tất cả 37 tỉnh – thành, riêng tỉnh gần Long Khánh chỉ có một chữ Khánh, còn phần đá một bên đã được ai đó đắp lấp mất một chữ, tôi nghĩ đó là tỉnh Khánh Hòa. Chúng tôi chụp nhiều hình lưu niệm, hầu như ai cũng muốn lưu giữ cho mình một hình ảnh trọn đời12 giờ, cả đoàn ăn trưa tại đất trại. Cơm và thức ăn chay đã chuẩn bị sẵn từ lúc còn ở nhà. Chúng tôi vừa ăn vừa thích thú: – Chuyến đi này tuyệt vời – “đã” quá chị ơi! Sang năm đi nữa nghe chị!…
Chúng tôi ai nấy đều rất mãn nguyện. Ngành Nữ GĐPT Bình Thuận đã có mặt với một khóa lễ ấn tượng có cả chuông – mõ hẵn hoi, thực hiện lần đầu tiên tại trại trường kể từ sau năm 1975, thì còn có gì bằng!…
13 giờ, chúng tôi kết chặt vòng tay Dây thân ái quanh Đài Lục Hòa, chia tay trại trường lòng đầy ngậm ngùi tiếc nuối lưu luyến, gửi lại nơi đây lời thương yêu vô vàn – nơi còn đọng lại dấu chân ngành Nữ GĐPT Bình Thuận
Chúng tôi được phép đi chợ Đà Lạt trong thời gian 1 giờ 30 phút. Chỉ mới đi vòng một góc chợ, mà đã hết giờ. Mỗi người mua một ít quà để lưu lại một ít dáng dấp Đà Lạt cho người thân
Chúng tôi vui vẽ ra xe về thăm thăm Thiền viện Trúc Lâm. Những tà áo dài lam tràn ngập quanh thiền viền nổi bật giữa dòng người xuôi ngược viếng cảnh chùa. Chúng tôi trang nghiêm trong chánh điện, một khách thập phương kéo tôi qua một bên, hỏi: “Chị ơi! Các chị là đạo gì vậy? Tôi ngỡ ngàng: Chúng tôi là Đạo Phật! Vị khách ấy vui vẽ: Bởi vì thấy các chị, ai nấy đều đồng phục áo dài đẹp quá! Tôi mĩm cười: Chúng tôi là những người sinh hoạt trong tổ chức GĐPTVN”. Tôi rất ngạt nhiện, tại sao có người cũng đi chùa, mà không hiểu biết đến GĐPTVN? Có lẽ đúng thôi! Chúng ta đã và đang bị bó buộc phải co cụm lại trong mấy mươi năm qua
15 giờ, giã từ thành phố hoa, chúng tôi về Thiền viện Vĩnh Minh. Đường Đà Lạt toàn dốc là dốc, vượt lên đỉnh dốc là chúng tôi đến chùa. Vừa qua khỏi cổng tam quan, được thầy trụ trì nồng hậu tiếp đón. Cơm tối xong, thầy bố trí cho chúng tôi qua Ni viện nghỉ ngơi. Chúng tôi hữu duyên được nghe một thời pháp thoại của một thầy ở Khánh Hòa. Một ngày dài trôi qua thấm mệt, chúng tôi chia nhau vào các phòng để ngơi nghỉ. Đêm Đà Lạt thật lạnh, được Sư cô trụ trì ưu ái, cung cấp đầy đủ chăn mền, ấm cúng đi vào giấc ngủ an lạc ấm áp áp đạo tình
5 giờ sáng ngày 04/03/2012, nhằm ngày12/02/Nhâm Thìn, chúng tôi vân tập tại chánh điện của Ni viện, nghiêm trang cử hành khóa lễ GĐPT. Trước giờ phút chia tay, chúng tôi được Sư cô trụ trì tặng cho mỗi chị em 1 tấm hình Đức Phật A Di Đà. Từ giã Sư cô, chúng tôi qua lại Thiền viện Vĩnh Minh tham dự lễ tưởng niệm cố Hòa thượng cố vấn giáo hạnh GĐPTVN. Sau khóa lễ, tất cả chúng tôi được anh Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương niềm nỡ thân ái thăm hỏi. Có chị chưa từng gặp anh, đều nhướng mình lên phía trước để tận mắt nhìn thấy người anh cả kính yêu. Anh có khỏe hơn trước, da dẻ hồng hào, ai nấy đều vui mừng, mong anh mãi mãi là cây đại thọ vững vàng, là chỗ dựa tinh thần vững chãi của GĐPTVN
Chúng tôi cũng được đi thăm Ni viên Bác Nhã, tai đây có một đoàn sinh thiếu Nữ của Hàm Tân xuất gia, và qua thăm chùa Dược Sư, chúng tôi sung sướng được đãnh lễ Sư bà Hải Triều Âm. Sư bà trước đây là một Huynh trưởng GĐPTVN, là một trong những đại biểu GĐPT miền Bắc tham dự Đại hội tại chùa Từ Đàm năm 1951
Nơi nào ngành Nữ GĐPT Bình Thuận đặt chân đến, cũng đọng lại trong lòng mỗi chúng tôi những tình cảm chân tình thiết tha sâu đậm
13 giờ, chúng tôi nuối tiếc giã từ Thiền viện Vĩnh Minh và cả vùng Đất Phật thiêng liêng, vì đây là một làng Phật giáo, đâu đâu cũng đầy ắp mái chùa
Xe xuôi về Bình Thuận, trong ánh nắng dịu dàng êm ả của của miền cao nguyên
17 giờ, chúng tôi về đến nhà, chia tay tau nhau trong Tình Lam lưu luyến. Có lẽ trong tôi, lúc nào cũng ánh hiện mãi mãi hình ảnh Trại trường Đà Lạt với Đài Lục Hòa kỳ vĩ thiêng liêng của tổ chức GĐPTVN
Chúng tôi ai nấy đều rất mãn nguyện. Ngành Nữ GĐPT Bình Thuận đã có mặt với một khóa lễ ấn tượng có cả chuông – mõ hẵn hoi, thực hiện lần đầu tiên tại trại trường kể từ sau năm 1975, thì còn có gì bằng!…
13 giờ, chúng tôi kết chặt vòng tay Dây thân ái quanh Đài Lục Hòa, chia tay trại trường lòng đầy ngậm ngùi tiếc nuối lưu luyến, gửi lại nơi đây lời thương yêu vô vàn – nơi còn đọng lại dấu chân ngành Nữ GĐPT Bình Thuận
Chúng tôi được phép đi chợ Đà Lạt trong thời gian 1 giờ 30 phút. Chỉ mới đi vòng một góc chợ, mà đã hết giờ. Mỗi người mua một ít quà để lưu lại một ít dáng dấp Đà Lạt cho người thân
Chúng tôi vui vẽ ra xe về thăm thăm Thiền viện Trúc Lâm. Những tà áo dài lam tràn ngập quanh thiền viền nổi bật giữa dòng người xuôi ngược viếng cảnh chùa. Chúng tôi trang nghiêm trong chánh điện, một khách thập phương kéo tôi qua một bên, hỏi: “Chị ơi! Các chị là đạo gì vậy? Tôi ngỡ ngàng: Chúng tôi là Đạo Phật! Vị khách ấy vui vẽ: Bởi vì thấy các chị, ai nấy đều đồng phục áo dài đẹp quá! Tôi mĩm cười: Chúng tôi là những người sinh hoạt trong tổ chức GĐPTVN”. Tôi rất ngạt nhiện, tại sao có người cũng đi chùa, mà không hiểu biết đến GĐPTVN? Có lẽ đúng thôi! Chúng ta đã và đang bị bó buộc phải co cụm lại trong mấy mươi năm qua
15 giờ, giã từ thành phố hoa, chúng tôi về Thiền viện Vĩnh Minh. Đường Đà Lạt toàn dốc là dốc, vượt lên đỉnh dốc là chúng tôi đến chùa. Vừa qua khỏi cổng tam quan, được thầy trụ trì nồng hậu tiếp đón. Cơm tối xong, thầy bố trí cho chúng tôi qua Ni viện nghỉ ngơi. Chúng tôi hữu duyên được nghe một thời pháp thoại của một thầy ở Khánh Hòa. Một ngày dài trôi qua thấm mệt, chúng tôi chia nhau vào các phòng để ngơi nghỉ. Đêm Đà Lạt thật lạnh, được Sư cô trụ trì ưu ái, cung cấp đầy đủ chăn mền, ấm cúng đi vào giấc ngủ an lạc ấm áp áp đạo tình
5 giờ sáng ngày 04/03/2012, nhằm ngày12/02/Nhâm Thìn, chúng tôi vân tập tại chánh điện của Ni viện, nghiêm trang cử hành khóa lễ GĐPT. Trước giờ phút chia tay, chúng tôi được Sư cô trụ trì tặng cho mỗi chị em 1 tấm hình Đức Phật A Di Đà. Từ giã Sư cô, chúng tôi qua lại Thiền viện Vĩnh Minh tham dự lễ tưởng niệm cố Hòa thượng cố vấn giáo hạnh GĐPTVN. Sau khóa lễ, tất cả chúng tôi được anh Trưởng Ban Hướng Dẫn Trung Ương niềm nỡ thân ái thăm hỏi. Có chị chưa từng gặp anh, đều nhướng mình lên phía trước để tận mắt nhìn thấy người anh cả kính yêu. Anh có khỏe hơn trước, da dẻ hồng hào, ai nấy đều vui mừng, mong anh mãi mãi là cây đại thọ vững vàng, là chỗ dựa tinh thần vững chãi của GĐPTVN
Chúng tôi cũng được đi thăm Ni viên Bác Nhã, tai đây có một đoàn sinh thiếu Nữ của Hàm Tân xuất gia, và qua thăm chùa Dược Sư, chúng tôi sung sướng được đãnh lễ Sư bà Hải Triều Âm. Sư bà trước đây là một Huynh trưởng GĐPTVN, là một trong những đại biểu GĐPT miền Bắc tham dự Đại hội tại chùa Từ Đàm năm 1951
Nơi nào ngành Nữ GĐPT Bình Thuận đặt chân đến, cũng đọng lại trong lòng mỗi chúng tôi những tình cảm chân tình thiết tha sâu đậm
13 giờ, chúng tôi nuối tiếc giã từ Thiền viện Vĩnh Minh và cả vùng Đất Phật thiêng liêng, vì đây là một làng Phật giáo, đâu đâu cũng đầy ắp mái chùa
Xe xuôi về Bình Thuận, trong ánh nắng dịu dàng êm ả của của miền cao nguyên
17 giờ, chúng tôi về đến nhà, chia tay tau nhau trong Tình Lam lưu luyến. Có lẽ trong tôi, lúc nào cũng ánh hiện mãi mãi hình ảnh Trại trường Đà Lạt với Đài Lục Hòa kỳ vĩ thiêng liêng của tổ chức GĐPTVN
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét