Hơn 2000 năm Phật Giáo đồng hành cùng dân tôc dù gặp nhiều biến cố có lúc thịnh lúc suy .Với mục đích "Đạo Pháp gắn liền với dân tộc." Từ đầu năm 1930 đến 1975 là khoảng thời gian có thể xem là đáng nhớ nhất trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam . Nhân mùa Phật Đản pl 2556 chúng ta hãy cùng nhau nhớ lại những ngày có thể xem là huy hoàng nhưng cũng đầy nước mắt của PGVN thời kì hậu chấn hưng. BBT STLVO xin trân trọng giới thiệu đến quý anh chị em cũng như quý Phật Tử gần xa loạt bài “45 NĂM PHẬT GIÁO VIỆT NAM MÁU VÀ NƯỚC MẮT”
Phật Đản 2556 DL2012 Chương 1 “Chấn hưng Phật Giáo thời kì phục hoạt”
Có thể nói Phật Giáo Việ Nam chịu ảnh hưởng bởi PGTQ trong cong cuộc chấn hưng . Năm 1930 đến 1945 qua một số đạo dụ cũng như cách thi hành tự do tôn giáo của chính quyền Quốc Gia Việt Nam có dấu hiệu cuả việc kì thị tôn giáo khi mà 90% dân số Việt Nam theo Phật Giáo . Cũng trong khỏng thời gian này tổ chức gia đình phật Tử Việt Nam phôi thai ra đời là “Ban đồng ấu” Gia đình Phật Hóa Phổ . do cư sĩ _Bác sĩ Tâm Minh- Lê Đình Thám Và Thầy Khánh Hòa sáng Lập nên .
Dấu hiệu đầu tiên cho chúng ta thấy sự kì thị tôn giáo của chính quyền bảo hộ Pháp đó chính là việc ban hành “ĐẠO DỤ SỐ 10” của vua Bảo Đại
“Vua Bảo Đại tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển , tục danh "mệ Vững". sinh ngày 22/10năm1913 (ngày23/09 năm Quý Sửu) tạiHuế, là con của vua Khải Định và Từ Cung Hoàng Thái Hậu . Ngày 28/04/1922, Vĩnh Thuỵ được xác lập Đông cung Hoàng Thái tử. Ngày08/01 năm 1926, Vĩnh Thụy được tôn lên làm vua lấy niên hiệu Bảo Đại . Ngày 20/03/1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương Hoàng Hậu . Năm 1945 Cach Mạng tháng tám thành công Bảo Đại đã đọc tuyên ngôn thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho ông Trần Huy Liệu. Ông trở thành "công dân Vĩnh Thụy". Trong bản Tuyên ngôn thoái vị , ông có câu nói nổi tiếng "Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị".
Ngày 06/01 năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 08/03 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Aurioll và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ướcElysee, thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp gọi là Quốc Gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại. Bảo Đại yêu cầu Pháp phải trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam và Pháp đã chấp nhận yêu cầu này. ngày 4 tháng 10 năm 1955 Ủy ban trưng cầu dân ý thành lập đưa ý kiến đòi truất phế Quốc trưởng Bảo Đại và đưa Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm Quốc trưởng
Bảo Đại sống lưu vong ở Pháp khi mới 40 tuổi cho đến khi Ông qua đời vào 5 giờ sáng ngày 31/1/1997 tại Quân y viện Val-de-Grace hưởng thọ 85 tuổi
Một số tài liệu cho rằng do sức ép của chính quyền bảo hộ Pháp nên ông mới ban hành đạo dụ trên .Nhưng dù thế nào đi chăng thì ông cũng phải biết rằng một khi đạo dụ này ban hành quốc dân của ông nhất là đồng bào theo Phật Giáo bắt đầu bước đi chung với Tử thần. Một khi họ đứng lên vì chính nghĩa vì sự trường tồn của Đạo Pháp, soi đường cho những tâm trí vô minh đang cố tìm cách tiêu diệt cái mà họ xem là "Hoạt động của PGVN là một hình thức phản bội xấu xa..".lời của bà Trần Lệ Xuân đệ Nhất Phu Nhân VNCH một người cải đạo .
Cùng trở lại với Vấn đề Đạo Dụ số 10
Năm 1950 Quốc trưởng Bảo Đại ban hành đạo dụ số 10 điều chỉnh các tổ chức hội đoàn. Điều 1 định nghĩa Hội: "Hội là Hiệp ước của hai hay nhiều người thỏa thuận góp kiến thức hay hành lực một cách liên tiếp để theo đuổi mục đích không phải là phân chia lợi tức, như là mục đích thuộc về tế tự, tôn giáo, chính trị, từ thiện, khoa học, văn học, mỹ nghệ, tiêu khiển, thanh niên, thể thao và đồng nghiệp ái hữu.". Như vậy tôn giáo được xem là một loại hiệp hội. Đạo dụ này đặt ra những hạn chế đối với các hiệp hội
Và trong thời gian này Chính quyền chỉ xem các tổ chức của Phật Giáo Việt Nam là các hội đoàn không công nhận là một Giáo Hội.
Đặc biệt trong đạo dụ này có điều khoản 44 có quy định "Chế độ đặc biệt dành cho các Hội Truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô, các Hoa Kiều Lý Sự Hội, sẽ được ấn định sau.”, đặt các hội truyền giáo Thiên Chúa và Gia Tô, các Hoa Kiều Lý Sự Hội ra ngoài sự điều chỉnh của đạo dụ này.
Sau khi chính thể Quốc Gia Bảo Đại bị truất phế chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp tuc thi hành Đạo Dụ trên .
Được một quốc gia mang tiếng tự do như Mỹ làm đồng minh tại sao chính quyền nhà Ngô lại có hành động nghịch lý như vậy
Cùng tìm hiểu thân thế ông ta và tại sao gia đình họ Ngô lại có hành động trời không dung đất không tha
Ngô Đình Diệm sinh ngày 03/01 năm 1901 tại Quảng Bình trong một gia đình quan lại có truyền thống theo đạo Công Giáolâu đời ở Việt Nam
Cha ông là Ngô Đình Khả và mẹ ông là Phạm Thị Thân, quê quán ở làng Đại Phong xã Phong Thủy huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình từng làm Thượng thư triều đình Huế kiêm Phụ đạo Đại thần và cũng là cố vấn của vua Thành Thái
Ngô Đình Diệm là người con thứ ba trong gia đình với hai người anh đầu là Ngô Đình Khôi
Ngô Đình Thục Ngô Đình Khôi là cựu Tổng đốc Quảng Nam. Ông còn năm người em là Ngô Đình Nhu,Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Thị Giáo và Ngô Đình Thị Hiệp
Ông được bầu làm Tổng thống nền Đệ nhất Cộng Hòa vào ngày 23 tháng 10 năm 1955
Mất ngày 02/11/1963
Ba anh em nhà họ Ngô Giám mục Ngô Đình Thục (giữa), tổng thống Ngô Đình Diệm (phải) và cố vấn Ngô Đình Nhu còn tiếp......Tuần sau "PGVN giai đoạn Tiền Pháp nạn"
sổ tay lam viên
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét