Trại Du Khảo
I. DẪN NHẬP:
Nhằm mục đích làm phong phú thêm cho các chuyên đề sinh hoạt, tu học, rèn chí nên Chương Trình Tu học Gia Đình Phật Tử từ đại hội 1973 đã thêm vào chương trình môn khảo sát ứng dụng nâng cao kiến thức và quan năng một số đề tài quan yếu như: Thực vật, địa hình, địa vật, thổ nhưỡng, địa phương, di tích, phong tục tập quán… phù hợp với phương pháp lý giải ở lứa tuổi ngành Thiếu, ngành Thanh và huynh trưởng.
II. MỤC ĐÍCH:
Tạo điều kiện để ngành Thanh, Thiếu, và huynh trưởng giao lưu, tiếp cận, tìm tòi nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm để trình bài trong hình thức các bài Trần thuật, thuyết trình, làm tài liệu, viết Kỷ yếu lưu trữ các sự kiện hoạt động là một phần sức sống của Đoàn, của Ngành, và của đời huynh trưởng.
Thí dụ như chúng ta sắp tổ chức Trại du khảo Angkor wat, Cambodia thì trước tiên chúng ta phải tìm hiểu về đất nước Cambodia bao gồm: Lịch sử, địa lý, dân tình, ngôn ngữ, thể chế, tôn giáo, phong tục, cộng đồng xã hội, kinh tế, thương mại, giao dịch dân sự hệ thống giao thông, liên lạc, tiền tệ, chợ búa, nhà trọ, quán ăn, đặc sản…. Sưu tầm và tổng hợp qua những tài liệu đã được cập nhật gần nhất và trình bày, phổ biến cho tất cả các trại sinh cùng hiểu biết.
Khi tiếp cận với các đia danh, kỳ quan thì chúng ta lại đi vào chi tiết hơn bằng những bài Sưu khảo riêng biệt. Tốt nhất là có nhiều số liệu và hình ảnh để phân tích và so sánh với chuyến du khảo thực tế ở thời điểm trại diễn ra.
III. PHƯƠNG ÁN
Huynh trưởng phân chia khảo sát theo đội chúng, đội chúng lại phân chia khảo sát cho đội, chúng sinh, theo nhóm phù hợp với khả năng. Thí dụ như khảo sát Kỳ quan Angkor wat:
- Khảo sát về quần thể kiến trúc Angkor wat ( Angkor là kinh đô; wat là đền thờ, chùa tháp) Người ta còn gọi Cambodia là xứ Chùa Tháp là vậy.
Trong quần thể kiến trúc Angkor có gì đặc biệt?
- Ta Prohm là một ngôi đền nằm trong quần thể kiến trúc Angkor của Campuchia được xây dựng từ cuối thế kỷ XII
- Tượng Bayond 4 mặt khổng lồ tượng trưng cho Đế Thiên – Đế Thích ( Người ta còn gọi Angkor là Đế Thiên – Đế Thích.
- Những gốc cây cổ thụ khổng lồ ôm chặt lấy các ngôi đền…..
Những từ ngữ chuyên môn phải được giải thích và hiểu rõ ràng bằng tài liệu du khảo (xưa), bằng cách hỏi thăm cư dân địa phương (nay).
- Quay film, chụp hình, tư liệu, bản đồ hành chánh, vẽ lại sơ đồ lộ trình
- Bảng Tổng kết phải ghi chép ra sao!
- Các phương tiện sử dụng trong Du khảo.
- Một Đội, chúng có mấy thành viên, phân công cụ thể (tiện cho việc giao dịch, liên lạc viễn thông, ẩm thực, ngủ nghỉ, nhiếp ảnh, báo cáo…)
- Thủ tục giấy tờ cần thiết: Passport (không cần xin Visa), 2 ảnh 4×6 (dự phòng), giấy giới thiệu (nếu có), vé vào cổng Angkor wat (thời hạn 1 ngày là 20US$)
- Phương tiện vận chuyển xe Bus ( Sài Gòn – SiemRiep – Phnompenh – Sài Gòn)
- Ẩm thực ( ăn uống tiết kiệm giảm chi phí, có thể mang theo lương khô hoặc tổ chức Căng-tin theo đoàn)
- Ngủ nghỉ: Phòng trọ tập thể – chia nam nữ riêng – giới hạn nhà vệ sinh (WC) khác với phòng trọ từ 2-4 người giá khá mắc.
- Hành trang cụ bị đủ, gọn trong 1 balô lớn hay túi đeo, có bánh xe kéo càng tiện ( đi xa mà khiêng vác nặng rất dễ mệt)
IV. THỰC HIỆN:
Theo chương trình cụ thể tại từng địa điểm và nắm rõ thời gian khảo sát là bao lâu (phải tuân thủ giờ giấc triệt để)
- Chụp ảnh hoặc ghi lại Tổng thể, bố cục, chu vi, diện tích trong phạm vi rộng
- Lịch sử: Niên đại, kiến trúc theo kiểu nào?
- Phương hướng: Hướng mặt tiền, tiếp giáp đường lộ, tiếp giáp các vùng khác.
- Ước đạt: Sử dụng các phương pháp ước đạt để diễn tả các chiều cao, ngang, rộng, dài, chu vi, diện tích, độ cao của sa bàn.
- Cung cách bày trí, trần thiết, họa tiết, bia ký, văn tự, thực vật, động vật, thành phần đất, đá, thời tiết, gió mùa kiến trúc, cấu tạo, cây kiểng, nguồn nước sử dụng…
- Chủ quản, cơ cấu quản lý, trùng tu, tái thiết.
- Phong tục, nhạc khí, vũ điệu, cộng đồng
- Nhận xét và kết luận.
V. PHÚC TRÌNH:
Trong thời gian khảo sát nghiên cứu, tìm hiểu chỉ nên ghi nháp, cho ký tự (a,b,c,d) từng đoạn tiệp với hình ảnh chụp được. Sau đó ta mới ráp nối, chép tay hoặc đánh máy thành văn bản khảo sát có đính kèm hình ảnh và phụ chú riêng.
- Lập thành nhiều bản, 1 bản chánh để nộp và các bản phụ để phát cho các trại sinh của chúng mình.
Bản Phúc trình Trại Du Khảo có giá trị khi mình biết điều tra, nghiên cứu đúng cách và đầy đủ dữ kiện, hình ảnh, hay mẫu cổ vật chứng minh.Thời điểm quá khứ và hiện tại sẽ có nhiều sự kiện thay đổi không ngờ.
Trại chỉ là phương tiện, mục đích chính là tự mình liệu lo mỗi thứ cho vấn đề khảo sát, nắm bắt thực tế những thông tin xác đáng. Nhắn nhủ những trại sau chú ý những sự kiện thay đổi trong thời điểm trại diễn ra.
Tập huấn nâng cao kỹ năng cần thiết, thích hợp cho một cuộc khảo sát thực tế.
Đức Quảng
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét