Sinh hoạt vòng tròn, một hình thức sinh hoạt chung tập thể mang tính hòa đồng, sống động và độc đáo nhất trong các hình thức tập hợp GĐPT. Hòa đồng vì không có sự phân biệt đẳng cấp, cao thấp trong các vị trí hình tròn, tất cả phải theo lệnh quản trò điều khiển. Trong đạo Phật, hình tròn biểu thị cho sự viên dung (tròn đầy), các hành tinh trong vũ trụ đều có hình cầu và chuyển động xoay tròn do lực kéo đẩy tương tác, cũng chính chúng tạo ra từ trường gây ảnh hưởng đến các tinh cầu khác.
Nguyên lý vận hành của một vòng tròn thường xoay từ phải qua trái theo chiều kim đồng hồ, chiều quả đất, chiều ốc vặn… Trong nghi lễ Phật giáo khi Phật tử khởi thân trang nghiêm kinh hành, di chuyển, nhiễu quanh đức Phật, Phật đài, tự viện, tháp tổ, linh quan chư tôn túc cũng theo chiều kim đồng hồ. Như vậy nếu một vòng tròn khởi động xoay tự do thì cũng phải xoay theo hướng này. Từ phi, theo nguyên tắc vòng tròn mà phải xoay ngược chiều với người điều khiển.
“Vòng tòn có một cái tâm
Cái tâm ở giữa vòng tròn
Đi sao cho đều cho khéo.
Cho vòng tròn đừng méo đừng vuông”
Sau khi nghe tiếng còi tập họp theo thủ lệnh vòng tròn (quản trò khoanh tay đứng làm tâm, nêu tay phải đặt trên tay trái thì chiều quay của vòng tròn phải theo hướng bàn tay phải, tức là xoay ngược chiều kim đồng hồ và ngược lại, nếu tay trái đặt lên tay phải. Đối với Hướng Đạo Mỹ, Âu thì người điều khiển giơ tay cao qua đầu mình ra hiệu chiều xoay của vòng tròn. Để sống động hơn, quản trò sẽ đi ngược chiều với vòng tròn vừa quay vừa hát, vòng tròn chú ý, khi quản trò xoay người đổi chiều thì tức khắc vòng tròn cũng đổi chiều ngược lại.
BIẾN TẤU THỨ NHẤT: CHUYỂN PHÁP LUÂN
Ý nghĩa: Khi đức Phật thuyết Pháp hóa độ chúng sinh tại một thời điểm, không gian nào đó thì gọi là Chuyển Pháp Luân, tức là chuyển bánh xe Pháp. Đức Phật Thích Ca Chuyển Pháp Luân đầu tiên tạ vườn Lộc Uyển độ cho 5 anh em Kiều Trần Như là các vị Tỳ Kheo đầu tiên của Phật giáo.
Sân chơi: Khoảng sân hay phòng rộng.
Số lượng: từ 30 em trở lên – càng đông càng vui.
Áp dụng: Trong trường hợp vòng tròn khá đông, người quản trò muốn thu hẹp lại để dễ điều khiển.
Chuẩn bị:
Tùy tình hình nhân số, nam nữ hiện diện mà chia thành 2 nhóm kết thành 2 vòng tròn đồng tâm trong và ngoài.
Vòng tròn trong xoay ngược chiều với quản trò; vòng tròn ngoài xoay ngược chiều với vòng tròn trong (luôn luôn như thế)
Quản thò thổi còi ra lệnh vòng tròn khởi động nắm tay đi nhịp nhàng theo bài hát. Cứ trong 2 câu hát quản trò đảo vòng một lần và các vòng trong vòng ngoài cũng phải dịch chuyển theo. Chừng hết một phiên khúc, quản trò thổi tiếng “TE” dài hai vòng tròn chuyển vị trí: Vòng tròn trong ra ngoài và vòng tròn ngoài vào trong. Quản trò đếm lớn: “1 2 3 4 5” Trong 5 tiếng đếm 2 vòng tròn nhanh nhẹn kết lại với nhau và tiếp tục quay theo tâm điều khiển của quản trò.
BIẾN TẤU THỨ HAI: TRÙNG TRÙNG DUYÊN KHỞI.
Ý nghĩa: Theo lý duyên sinh của Phật pháp. Cái này sinh thì cái kia sinh; cái này có thì cái kia có. Từ sự đơn giản ban đầu rồi duyên nhau trùng trùng, điệp điệp không biết đâu là khởi đầu mà đâu là chỗ kết thúc. Khúc biến tấu của vòng tròn hình xoắn ốc này se tạo cho chúng ta có cảm giác như vậy.
Sân chơi: Rộng.
Số lượng: Từ 30 người trở lên, càng đông càng vui.
Chuẩn bị:
Bài hát có thể ca đi ca lại từ điệp khúc hoài không chán như bài Hồn Lửa Thiêng hay bày Nối Vòng Tay Lớn.
Quản trò cùng quay chung vòng tròn nắm tay thật chặt không để bung ra và đồng hát, xoay theo chiều kim đồng hồ.
Quản trò tách chỗ mình ra và nắm tay người sau tiến bước xa hơn đi vào bên trong giáp mí với vòng tròn.
Càng lúc vòng tròn người càng xoắn vào trong thành 2 lớp rồi 3 lớp. 4 lớp… Đến không thể xoắn vào được nữa, quản trò đi vòng theo kẽ hở của vòng ngoài mà đi ra. Tới lúc này chúng ta sẽ thấy dòng người xuôi ngược, nhanh chậm trùng trùng như rừng cây đang di chuyển.
Cho đến khi ra được bên ngoài vòng xoắn thì quản trò và những người đi sau từ từ đứng lại chờ các xoắn bung ra thành một vòng tròn lớn trở lại.
http://www.nguoiaolam.net
(còn tiếp kỳ 2)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét