Cách 1: Xem trực tiếp. Ngay từ nhỏ khi còn đi học ở tiểu học. Chắc chắn
chúng ta đều biết một bài bài học võ lòng về “Xác Định Phương Hướng”. Đó là:
- Sáng: Mặt trời mọc ở hướng Đông.
- Chiều: Mặt trời lặn ở hướng Tây.
- Giữa trưa: Mặt trời đứng bóng.
Sau này, khi càng lớn lên. Chúng ta sẽ nhận ra rằng, phương pháp trên chỉ gần đúng mà thôi. thực tế, vị trí mọc và lặn của mặt trời trong năm không cố định mà thay đổi theo chu kỳ: Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí. Theo đó, (đối với vị trí
Việt Nam) những ngày Xuân Phân (20à21/03) và Thu Phân(23à24/09) thì mặt trời sẽ mọc ở chính Đông và lặn chính Tây
Những ngày Hạ Chí (21à22/06) thì mặt trời mọc ở Đông Bắc và lặn ở Tây Bắc. Những ngày Đông Chí (21à22/12) thì Mặt trời mọc ở Đông Nam và lặn ở Tây Nam. Giữa trưa, Mặt trời không đứng bóng mà lại chệch về hướng Nam, lúc đó bóng của vật sẽ đổ về hướng Bắc.
Cách 2: Định hướng bằng GẬY và MẶT TRỜI (Phương pháp Owen Doff) Owen Doff là một nhà phi công người Anh. Trong suốt cuộc đời lái máy bay đi khắp nơi trên
thế giới, ông đã nghiên cứu được một phương pháp xác định
phương hướng bằng cách phối hợp giữa GẬY và MẶT TRỜI. Phương pháp này đã được ông thử đi thử lại nhiều lần (trên 1.000 lần) ở nhiều vị trí khác nhau trên Trái Đất (Từ cực Bắc cho đến cực Nam) và ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày (những lúc có bóng Mặt Trời). Cuối cùng, ông đã thu được kết qủa chính xác gần như tuyệt đối. Cách làm như sau: – Cắm một cây gậy xuống đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy là T (hình 1). – Đợi khoảng 15 phút sau, bóng gậy sẽ khác đi. Đỉnh bóng của gậy lúc này ta sẽ đặt là Đ (hình 2).
– Nối T với Đ, ta sẽ có đoạn thẳng TĐ và dễ dàng xác định được bên T là hướng Tây và bên Đ là hướng Đông. – Từ đường thẳng Đông Tây ta kẻ đường vuông góc sẽ có hướng Bắc và Nam.
Cách 3: Xác định phương hướng bằng đồng hồ có kim chỉ giờ. Với một chiếc đồng hồ có kim và 12 số chỉ giờ, ta vẫn có thể xác định
phương hướng được. Gồm các bước sau: – Đặt đồng hồ nằm ngửa trên lòng bàn tay (theo phương nằm ngang) sao cho kim giờ chỉ về hướng của Mặt Trời hiện tại. – Chia đôi góc do chiếc kim chỉ giờ và đường 6-12 tạo nên. Đường phân giác này sẽ chỉ hướng Bắc – Nam (góc nhỏ nhìn về hướng Nam – góc lớn nhìn về hướng Bắc). Ví dụ trong hình vẽ là 13g00, tức 1g00 chiều. Nguyên lý của phương pháp này dựa trên hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn đối với Trái Đất, tạo thành một đường tròn xung quanh Trái Đất, trong 24 tiếng đồng hồ. Kim giờ của đồng hồ thì quay một vòng tròn trong 12 giờ, nghĩa là trong cùng một thời gian, kim đồng hồ vạch cung lớn hơn 2 lần.
Hiểu một cách ngược lại, nếu ta lấy hướng Bắc – Nam chia đôi cung do kim giờ vạch ra (với vị trí của mặt đồng hồ như đã làm ở trên), ta sẽ tìm thấy hướng của Mặt Trời đang hiện diện. Tuy nhiên, phương pháp này không chính xác cho lắm, sai số có thể lên đến hàng chục độ. Nguyên nhân chính là vì mặt đồng hồ được đặt song song với mặt phẳng chân trời, còn đường di chuyển hàng ngày của Mặt Trời chỉ ở cực
mới nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Còn ở các vĩ độ khác, đường đó tạo nên với đường chân trời những góc khác nhau, góc đó có thể lớn hơn 90 độ (ở Xích Đạo). Vì lẽ đó, chỉ có ở vùng gần cực thì
mới có thể dùng phương pháp này để xác định
phương hướng cho kết qủa chính xác mà thôi.
A. Vẽ lộ trình:
Trong khi đi đường, ta phải ghi tất cả những nhận xét về địa thế vào một tờ gọi là một Sơ đồ lộ trình. Sơ đồ này, một khi đến chỗ nghỉ hoặc về nhà, ta sẽ vẽ ra một tờ giấy riêng thành một họa đồ địa hình.
Sơ đồ lộ trình: hay còn gọi là Sơ đồ trực chiếu ta dùng để tóm tắt tất cả những gì đã thấy. Đó là một công việc hệ trọng trong việc
thám du. Tờ sơ đồ lộ trình phải làm thế nào để có thể căn cứ vào đấy là tìm thấy ngay: đường đi, những điểm quan trọng cần thiết. Việc ghi chú phải rõ ràng, dễ đọc và được sắp xếp theo thứ tự hợp lý.
Một sơ đồ lộ trình phải:
- Hành văn giản dị, rõ ràng, chính xác.
- Viết cho dễ đọc, bằng những chữ lớn, cả đến những chữ số.
- Viết đúng chính tả những địa danh và địa vật.
- Gọi các sự vật bằng tên đúng của nó, tên chuyên môn.
- Ghi chính xác những nhận xét, ghi chú (không ghi lại một cách khái quát).
Ví dụ: Định vị trí các địa điểm theo
phương hướng, chẳng hạn “ở phía bắc của làng Y” hay về phía Đông Nam của làng Y”.
Phân biệt cẩn thận những gì chính ta trông thấy với những gì ta nghe người khác kể lại.
Khi bắt đầu lên đường, ta nên có sẵn một tấm bìa cứng, hoặc một tấm ván ép mỏng, đục hai lỗ ở hai góc tấm bìa và dùng dây để treo choàng qua cổ, cạnh kia của bìa tì lên bụng. Như vậy ta có một “bàn” nhỏ trước mặt.
Trên tấm bìa đó, ta để địa bàn, một tờ giấy để vẽ họa đồ.
Có 2 cách vẽ lộ trình.
* Cách thứ 1:
Khá đơn giản, nhưng phải có bản đồ mà trong đó có đường mà ta sẽ
thám du.
Ta phóng lớn đoạn đường đó theo tỷ lệ (phải đánh dấu hướng Bắc). Với bản đồ này, trong lúc
thám du ta sẽ bổ túc những chi tiết còn thiếu hay đã đổi khác.
Thường thì bản đồ được in khá lâu trước đó, cho nên không còn những hình ảnh chính xác như lúc ta đang đi
thám du.
* Cách thứ 2:
1. Sơ đồ Gilwell trực chiếu:
Đây là một phương pháp xuất phát từ trại trường Gilwell (Anh quốc). Phương pháp này dùng đường thẳng để ghi lộ trình và đo chiều dài bằng bước đôi.
2. Vật dụng để vẽ:
- Sổ có kẻ ô vuông (để tính tỷ lệ).
- Địa bàn.
- Bút chì.
3. Cách vẽ sơ đồ Gilwell trực chiếu:
Trước hết ta chia giấy ra làm 7 cột, lần lượt ta ghi từ trái sang phải (xem minh họa).
+ Cột 1 = Ghi thời gian để đi từng đoạn đường
+ Cột 2 = Ghi chú những điểm nhận thấy bên trái đường.
+ Cột 3 = Ghi chú những chi tiết trên chính con đường.
+ Cột 4 = Ghi chú những điểm nhận thấy bên phải đường.
+ Cột 5 = Vẽ lộ trình Gilwell, bên phải, bên trái con đường.
+ Cột 6 = Ghi khoảng cách của từng đoạn đường.
+ Cột 7 = Ghi chú nhận xét của mình.
4. Tỷ lệ xích:
Tỷ lệ xích của sơ đồ Gilwell là tỷ lệ tương đối, tuy nhiên, ta cũng đừng chọn tỷ lệ quá lớn, để rồi sau đó ta phải trải dài trên nền nhà,
mới nhìn hết lộ trình. Thường thì ta nên chọn tỷ lệ 1/10.000. Có nghĩa là 1cm trên sơ đồ là 100m ngoài địa thế.
5. Họa đồ lộ trình:
Tức là dạng của đường đi. Đó là một sơ đồ của đường đi. Ta còn gọi nó là một Sơ đồ trực chiếu tức là đường đi ra sao thì ghi thẳng vào giấy.
Ta thấy trong phần này, có đường thẳng kẻ từ dưới lên (nên tô dậm hoặc dùng bút chì màu tô cho rõ): đó là đường biểu thị lộ trình đi của mình. Điểm khởi hành ở dưới cùng trang giấy, cứ thế vẽ dần lên, hết tờ này đến tờ khác (lưu ý, chỉ vẽ một mặt giấy). Hình vẽ con đường gần như là một đường thẳng.
Mỗi lần qua một khúc quanh (rẽ trái hoặc rẽ phải), đổi hướng của một đoạn đường, ta gạch một đường ngang từ trái sang phải của tờ giấy. Hướng Bắc được thay đổi ở mỗi lần gạch này. Nguyên tắc chính là mỗi lần con đường thay đổi hướng, ta ghi sự thay đổi đó bằng một mũi tên chỉ hướng Bắc lên trên con đường kẻ đậm.
Thực ra, trên thực tế, hướng Bắc không đổi nhưng con đường đi quanh co đổi hướng. Trên sơ đồ Gilwell, ta làm ngược lại để con đường thẳng tắp.
Muốn như vậy ta để hướng Bắc thay đổi. Ta hướng đường thẳng kẻ đậm trong sơ đồ cho song cong với lộ trình ngoài địa thế, đoạn đặt địa bàn lên sơ đồ, ta thấy hướng Bắc chỉ về hướng nào thì vẽ mũi tên về hướng đó.
6. Hướng dẫn chi tiết:
+ Cột thứ nhất: ta ghi ngày tháng và giờ khởi hành.
Thí dụ: 12/05/1995 – 9h00.
+ Cột thứ hai: ta thấy trường tiểu học, ta ghi nhận nó.
+ Cột thứ ba: đường nhựa.
+ Cột thứ tư: ta ghi khu trông cây, lùn bụi thấp như những gì ta thấy trên đường đi.
+ Cột thứ năm: hình vẽ con đường, bên trái là trường Tiểu Học, bên phải là khu trồng cây và lùn bụi thấp. Đồng thời từ điểm xuất phát ta đi về hướng Bắc nên mũi tên chỉ lên phía trên (như hình vẽ).
+ Cột thứ sáu: ta ghi khoảng cách 500m.
Sau khi đến ngã rẽ (trên thực tế là rẽ trái nên mũi tên chỉ hướng Bắc sẽ lệch sang phải. Độ nghiêng của mũi tên cũng chính là ngã rẽ chỗ đó rộng hay hẹp) thì ta gạch ngang một đường thẳng từ trái sang phải và tiếp tục đoạn 2, 3,…
Lưu ý thêm, bắt đầu ở đoạn 2 trở đi, ta ghi chú thêm thời gian đi hết đoạn 1 và bao nhiêu ngay phía trên gạch phân cách đoạn 1 và 2.
Để cho sơ đồ khỏi rườm rà, ta dùng ký hiệu bản đồ để diễn tả chi tiết về địa thế,
kiến trúc,… Nếu đặt ký hiệu
mới thì phải ghi chú ý nghĩa, giúp người đọc hiểu rõ ý ta.
Nếu có đoạn lên dốc hay xuống dốc. Ta không thể vẽ vòng cao độ như trong bản đồ, thì ta dùng ký hiệu: lên – /, xuống – /
Ví dụ:
Để giúp người đọc hiểu rõ sơ đồ, ta ghi chú vắn tắt ở cột thứ ba tình trạng con đường (tốt, xấu, đường nhựa, trải đá, đất, ổ gà, lầy lội). Ở phía bên đường (cột 2 vã), ta ghi những điểm cố định của địa hình (như nhà cửa, khách sạn, đình chùa, ao, giếng,…). Không ghi những điểm mơ hồ (như đàn bò, nông dân cày cấy).
Nên dùng những ước hiệu địa hình chính:
===: đường, = = =: đường đất, – - – -: đường mòn,…
* Sơ đồ Gilwell đã hoàn chỉnh
B. Họa đồ địa hình:
Mỗi Họa đồ địa hình đầy đủ có giá trị hơn một tờ trình dài.
Họa đồ địa hình có thể làm tại chỗ hoặc khi về nhà
mới làm cũng được, nhưng phần lớn căn cứ trên Sơ đồ Gilwell.
Họa đồ phải được làm cẩn thận, không dùng đến bản đồ và trong mỗi trường hợp phải có tỷ lệ xích khác hơn với bản đồ nếu đã dùng đến để đi.
Họa đồ địa hình có thể bao gồm cả phần tường trình. Trong trường hợp này, họa đồ phải hơi lớn để có thể ghi chú hết những nhận xét hữu ích đã thu lượm được.
* Từ sơ đồ Gilwell vẽ thành họa đồ địa hình:
Trong sơ đồ Gilwell, ta vẽ những đoạn thẳng đã đi qua bằng một đường thẳng (có những mũi tên chỉ hướng Bắc thay đổi). Bây giờ, ta phải vẽ Họa đồ địa hình bằng cách tập hợp các đoạn đường trên theo hướng thực của đường ngoài địa hình. Có nghĩa là làm sao cho các mũi tên chỉ hướng Bắc đều nằm trên một đường thẳng theo một hướng.
Các thao tác sẽ lần lượt như sau:
- Lấy một tờ giấy Can (giấy mờ, Pơluya…) trên đó đã vẽ một hướng mũi tên phía Bắc (từ dưới lên trên).
- Ta đồ từng đoạn đường trên sơ đồ Gilwell lên tờ giấy mờ theo thứ tự khởi hành từ dưới lên trên của Sơ đồ Gilwell.
- Trước hết, để hướng Bắc của tờ giấy mờ (tức của sơ đồ địa hình) song song với hướng mũi tên chỉ hướng Bắc đầu tiên trong Sơ đồ Gilwell. Đồ lại khoảng đường đầu tiên của Sơ đồ Gilwell đúng như đã ghi lại đoạn đầu tiên trên đường đi ở thực tế.
- Sau khi xong giai đoạn thứ nhất, ta phải xoay tờ giấy mờ, để hướng Bắc của nó lại song song với mũi tên
mới chỉ hướng Bắc vừa
mới đổi trên Sơ đồ Gilwell (mũi tên này trên Sơ đồ Gilwell dính liền với chỗ cuối của đoạn đường thứ nhất, tức ở ngay cái gạch ngang chúng ta dùng để đánh dấu đoạn đường thứ nhất vừa đổi hướng). Sau đó, lại đồ đoạn đường thứ 2. Ta cứ tiếp tục như vậy nghĩa là cứ mỗi lần xong một đoạn đường trên sơ đồ Gilwell, ta lại xoay tờ giấy mờ để hai hướng Bắc song song với nhau rồi mới đồ đoạn đường kế tiếp.
Khi hết Sơ đồ Gilwell theo đúng phương pháp lên trên tờ giấy mờ, ta có một sơ đồ địa hình có hình dạng giống hệt lộ trình ta đã vượt qua nhưng rút nhỏ lại theo một tỷ lệ xích do ta chọn trước.
Ta ký hiệu trên những vạch ngang phân cách được kẻ trên họa đồ lộ trình trực chiếu (AB, CD) vào những lần đường đổi hướng. Những đường kẻ ngang giúp cho việc vẽ lại họa đồ địa hình được dễ dàng, sau khi hoàn tất ta phải tẩy đi.
Bây giờ để hoàn hảo tấm họa đồ địa hình, ta nên theo những chỉ dẫn sau:
+ Họa đồ sẽ có giá trị hơn nếu được đánh màu (xanh da trời cho màu trời, lục cho cây cối, nấu, xám cho đất, đỏ cho đường xá, đen cho đường ray…)
+ Ghi chú những hướng chỉ đến các làng mạc cần đường đi nếu có thể được. Một ngã rẽ ta không đi cũng nên ghi vào là nó dẫn tới đâu (ví dụ: Đống Đa 4km, có nghĩa là nếu ta đi theo ngã rẽ đó 4km thì sẽ đến Đống Đa).
Những điểm quan trọng hoặc những nơi cắm trại cần được nói đến trong tường trình.
+ Dùng những ước hiệu thông thường để khỏi phải viết chữ nhiều (ô vuông đen là nhà cửa chẳng hạn).
+ Viết chữ rất ít (dùng những tiếng, những tên, những số và không dùng những câu) và trước sau như một (nếu tên làng viết chữ hoa thì mọi tên làng khác đều viết chữ hoa).
+ Dùng những mũi tên ở những đoạn đường có dốc, đầu mũi tên sẽ chỉ chiều của thế đất cao (bời vì chúng ta không thể biết rõ để vẽ lại tỉ mỉ những vòng cao độ).
C. Họa đồ toàn cảnh:
Trên đường đi, nếu gặp một vài khung cảnh đặc biệt, ta có thể ghi lại dưới hình thức một bức họa đồ toàn cảnh. Nhưng điều đó không bắt buộc trong một cuộc
thám du nếu không có một khung cảnh nào thật đặc sắc (thế đất, lên cao xuống thấp, đường quanh co,…). Điều kiện tốt nhất để vẽ họa đồ toàn cảnh là ta ở trên một nơi cao hoặc ở những khúc đường quanh co hướng về một phong cảnh đẹp. Nếu ai đã tững vẽ bằng phương pháp ô vuông (phóng họa) thì rất dễ dàng vẽ được họa đồ toàn cảnh.
Muốn vẽ một tấm họa đồ toàn cảnh ta làm như sau:
1. Dụng cụ:
* Bộ khung ngắm: Cái này quan trọng nhất. Khung này làm bằng một miếng bìa cứng hay ván ép mỏng có đục một lỗ hổng hình chữ nhật từ 10-20cm. mà trên đó ta căng chỉ (dây cước hoặc chỉ màu càng tốt) thành những ô vuông 2cm mỗi cạnh.
Phía dưới khung, ta buộc một sợi dây độ 1m, đầu kia làm một nút để có thể choàng qua cổ. Mục đích để khi đưa khung lên ngắm nhờ sợi dây có thể giữ khoảng cách giữa mắt và khung luôn luôn không đổi.
* Giấy vẽ: Kẻ ô vuông tờ giấy vẽ theo số ổ của khung ngắm nhưng ô to hơn (khoảng 5cm mỗi cạnh).
Ta nên đánh số các ô trên giấy vẽ và khung ngắm để quan sát khung cảnh rồi vẽ lên giấy được dễ dàng.
Hại trục nằm giữa (1 ngang, 1 dọc) XX, YY được kẻ đậm để dễ nhận.
Ta nên có sẵn ở nhà một vài tờ giấy vẽ kẻ sẵn. Dùng bút chì vót nhọn.
* Giá vẽ: Nếu là dân “chuyên nghiệp” có giá vẽ xếp lại thì khỏi nói. Bằng không thì dùng miếng ván ép, bìa cứng đeo ngang trước ngực dùng để tờ giấy vẽ, hay cũng lắm thì dùng một quyển sách cũng được.
2. Phương pháp vẽ:
Chọn một chỗ ngồi có thể nhìn bao quát hết khung cảnh muốn vẽ.
Quàng khung ngắm vào cổ, đưa ra hết sợi dây, giữ thăng bằng, chọn cảnh nào vừa ý nhất. Giơ khung ngắm ra trước mắt và tìm vị trí tốt nhất để có thể thấy toàn cảnh muốn vẽ nằm trong khung. Để ý đến sự thăng bằng của bảng ngắm.
Để bức họa được chính xác và không rơi vào những lầm lỗi về tỉ lê, ta hay lần lượt thực hiện bức họa theo những giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1:
Ghi những mục tiêu trung ương của cảnh đồ. Qua bảng ngắm, ta thấy những điểm chính của toàn cảnh (nóc nhà thờ, chùm cây cao, nhà,…) ở ô nào, ghi sơ vào một vài tiêu điểm đặc biệt nằm ở giữa cảnh đồ (năm trên những trục chính XX, YY). Sau đó, ghi thêm vài điểm phụ nằm rải rác trong tờ giấy vẽ. Nhờ vậy, dù bảng ngắm sau này có xê dịch mỗi khi giơ lên ngắm, ta có thể điều chỉnh trở về vị trí ban đầu dễ dàng.
– Giai đoạn 2:
Ghi những đường nét chính của toàn cảnh đồ. Trên tấm bảng ghi những nét chính liên quan đến các tiêu điểm đó (gạch cho xong những nét chính của gác chuông, những viền của khu rừng, các nhà cửa ta chỉ đánh dấu mái, các đường sá…)
– Giai đoạn 3:
Thêm chi tiết cho bức họa. Ghi thêm những chi tiết mà trong lúc sơ họa ta bỏ quan.
– Giai đoạn 4:
Làm nét bức họa. Phần cuối này gồm 3 giai đoạn:
a. Tăng cường các nét vẽ chính, thêm đậm lợt. Những điểm cao (đỉnh núi, mái nhà…) nào gần với ta, dùng bút chì tô đậm hơn. Càng gần càng đậm, xa lợt dần.
b. Đánh đậm các rừng bụi, cây cối, mái nhà… bằng các gạch chéo. Càng gần mình, ta càng gạch đậm và sát nhau, các gạch lợt và xa nhau cho điểm ở xa. Có thể hoàn toàn đánh đen cho bình diện thứ nhất.
c. Sau khi hoàn tất, ta có thể ghi danh tánh những điểm trên tấm họa đồ, ghi rõ độ cao của những điểm chính. Để khỏi làm rối bức họa, ta ghi ở phía cao trên tấm họa đồ.
Những điểm xa hơn sẽ được ghi trên những chỗ cao hơn. Mỗi ghi chú ở trên sẽ có một mũi tên thẳng đứng chỉ vào đúng điểm mình muốn ghi chú.
* Ghi chú về nguyên lý của bức Họa đồ toàn cảnh:
Bức họa đồ toàn cảnh không phải là một bức họa phong cảnh trong hội họa mà chỉ là một bức họa trình bày trong một thế đất.
Đừng làm rườm rà, tránh những nét vô ích.
Biểu diễn đường cây bằng đường viền của nó rồi sẽ gạch chéo nhau (sát nhau hay cách xa tùy khoảng cách của nó đến chỗ ta ngồi). Khác với hội họa là ở chỗ đó.
Với nhà của cũng vậy: chỉ ghi cái dáng tổng quát chứ không vẽ chi tiết mái ngói, cửa sổ,…
Các làng mạc hay xóm nhà: vẽ lại cái bóng tổng quát, lựa chọn đặc biệt những điểm cao chẳng hạn như những cái nóc gác chuông.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét